Biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất và kinh doanh cần được các chủ doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ. Từ đó, mới tránh được các trường hợp đang tiếc gây thiệt hại về người và tài sản.
Nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra tại các khu công nghiệp, nhà xưởng. Nó gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Chi phí khắc phục hậu quả sau hỏa hoạn cũng lên đến hàng tỷ đồng.
Do vậy việc sử dụng thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất là rất cần thiết.
Những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh
Trong sản xuất, kinh doanh có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Một số nguyên nhân chính như sau:
– Bụi dễ cháy:
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ hỏa hoạn tại khu công nghiệp. Bụi này được sinh ra từ quá trình sản xuất. Chẳng hạn như: bụi gỗ, bụi kim loại, bụi thực phẩm, thuốc men, hóa chất,…
Đây là những loại rất nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua. Nếu chúng không được xử lý khi tiếp xúc với nguồn lửa có thể gây ra đám cháy.
Khi bụi tích tụ đủ nhiều sẽ tạo nên một đám cháy lớn hoặc nổ bụi. Từ đó, gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người.
– Chập điện:
Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến trong các vụ cháy nổ tại nhà máy, khu công nghiệp,…
Xảy ra vụ cháy nổ là do dây điện hở, điện bị quá tải, dây nối thêm không đúng kỹ thuật…
– Hàn nóng:
Quá trình hàn, cắt sắt thép, kim loại tạo ra tia lửa. Đồng thời, vật liệu nóng chảy khiến nhiệt độ tăng cao. Do đó nếu không cẩn thận có thể sẽ gây ra nhiều vụ cháy nổ trong sản xuất.
– Chất lỏng và khí:
Đây là loại chất dễ cháy thường. Đây cũng là chất khiến cho đám cháy lây lan nhanh chóng. Từ đó, tăng thêm thiệt hại về người và tài sản.
– Các thiết bị máy móc trong sản xuất:
Một số thiết bị máy móc sinh ra nhiệt độ cao và thiết bị cơ khí tạo ma sát. Nếu không vận hành đúng cách sẽ trở thành tác nhân gây cháy.
Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất
Phòng cháy chữa cháy là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Không chỉ ở một nhà máy, nhà xưởng hay chủ doanh nghiệp cần trang bị thiết bị, kiến thức PCCC. Mà bất cứ các nhà máy hay công nhân lao động cần phải trang bị tốt.
* Đối với bụi dễ cháy
Bụi dễ cháy bao gồm: bụi gỗ, bụi vải, bụi giấy,… Việc loại bỏ hoàn toàn bụi hiện nay chưa có. Tuy nhiên, có thể hạn chế tối đa sự tích tụ của bụi.
Thông thường trong các nhà máy cũng cần sử dụng, lắp đặt các hệ thống thiết bị xử lý bụi. Phổ biến là hệ thống lọc bụi Filter, máy hút bụi, tủ hút bụi, Cyclone,…
* Bụi hàn cắt kim loại
Với những khu vực hàn cắt cần đảm bảo cách ly khỏi vật liệu, chất lỏng và khí dễ cháy. Bởi đây là một loại bụi rất dễ xảy ra cháy nổ.
Người thợ hàn cũng cần trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động chuyên dụng. Cũng như các phương pháp bảo vệ, phòng ngừa khi có trường hợp không may xảy ra.
Từ đó, tránh gây hại về sức khỏe và nguy hiểm tới tính mạng con người.
Trong nhà máy để hạn chế sự phân tán của bụi kim loại cũng cần được sử dụng, lắp đặt các hệ thống thiết bị xử lý bụi. Phổ biến là hệ thống lọc bụi Filter, máy hút bụi, tủ hút bụi, Cyclone,…
* Đối với chất lỏng, khí dễ cháy
Cần có phương pháp bảo quản đúng cách. Ngoài ra cũng cần phải trang bị các trang phục bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với chất lỏng và khí.
Ngoài ra cũng nên có khu cách ly riêng để tránh tiếp xúc với các nguồn đánh lửa.
* Các thiết bị, máy móc
Cần được lắp đặt, bảo trì đúng cách. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động, vận hành của thiết bị máy móc.
Từ đó có thể kịp thời phát hiện lỗi có cách khắc phục để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn.
* Hệ thống điện
Đây là tác nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy. Do đó, cần phải cận thận khi sử dụng để tránh gây cháy nổ điện. Biện pháp cụ thể là:
– Ngắt thiết bị điện khi không sử dụng.
– Hạn chế nối dây thủ công, sử dụng thiết bị chống tĩnh điện.
– Cần phải bắt buộc trang bị aptomat chống quá tải.
– Cân nhắc việc sử dụng hệ thống thang máng cáp điện.
* Treo biển cảnh cáo, nội quy nơi tiềm ẩn có nguy cơ
Trong nhà máy sản xuất cần treo:
– Bảng niêm yết nội quy, quy định phòng cháy chữa cháy.
– Biển cấm hút thuốc.
– Biển tiêu lệnh chữa cháy ở khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất,…
* Chủ nhà máy sản xuất
Cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bảo hộ cần thiết như:
– Quần áo, mũ bảo hộ, giày, gang tay,…
– Nguồn nước, ống phun rồng.
– Chuông báo tín hiệu phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, cũng cần mở các lớp khóa đào tạo học phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy sản xuất.
* Người lao động cần học và thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy
Người lao động tại khu sản xuất cần có ý thức học tập và nghiêm túc phối hợp với nhau trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Cần sẵn sàng giải pháp kiểm soát nguồn nhiệt trong quá trình làm việc, có phương pháp dập tắt ngọn lửa, tránh cháy lan.
Các biện pháp phòng chống cháy nổ trong sản xuất cần được trang bị đầy đủ kiến thức cho các chủ doanh nghiệp và người lao động. Từ đó, có thể tránh được những vấn đề không mong muốn xảy ra.